- CEO Công ty (Giám đốc điều hành):
CEO chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Công ty và Tổng giám đốc, đảm bảo thực thi đúng đắn các chiến lược đã được Hội đồng quản trị công ty thông qua. Nghĩa vụ của CEO:
Hoạch định
– Chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty;
– Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty và tổng giám đốc công ty, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị công ty và tổng giám đốc thông qua;
– Chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch, ngân sách của các khối/phòng để thực thi kể hoạch kinh doanh của công ty;
Vào cuối năm, CEO phải trình Hội đồng quản trị Công ty và tổng giám đốc công ty phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm;
– Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.
Phát triển sản phẩm mới
– Quyết định các tuyến sản phẩm mới và đa đạng hoá các sản phẩm hiện hữu
Xây dựng thương hiệu
– Qyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty;
– Quyết định các chương trình thu hút khách hàng.
Tài chính
– Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính trước Hội đồng quản trị Công ty và tổng giám đốc công ty;
– Duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt về tài chính;
– Duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyệt;
– Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký các văn bản có liên quan đến điều hành công ty (không liên quan đến tài chính).
– Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bảng cân đối kế toán,báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình cho Hội đồng quản trị để thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.
Đầu tư
– Thẩm định các dự án đầu tư;
– Duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư;
– Duyệt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.
Tổ chức
– Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;
– Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;
– Phê duyệt cấu trúc tổ chức của công ty, khối, phạm vi trách nhiệm;
– Duyệt cấu trúc lương, thang bảng lương, các yếu tố trả lương;
– Duyệt quy chế tiền lương, tiền thưởng;
– Duyệt kết quả đánh giá cán bộ và quyết định mức khen thưởng cán bộ.
Quyết định, Quy chế
– Duyệt các quy định, quy chế điều hành của toàn công ty;
– Duyệt quy định khấu hao tài sản cố định.
Hoạt động điều hành
– Thoả thuận và duyệt các mục tiêu cho các trưởng phòng;
– Đánh giá hoạt động của các Khối và điều chỉnh những kế hoạch cần thiết;
– Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Hội đồng quản trị;
– Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Hội đồng quản trị Công ty và tổng giám đốc công ty thông qua;
– Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc và pháp luật.
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:
1. Chức năng:
– Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty. – Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty – Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty 2. Nhiệm vụ: 2.1 Công tác văn phòng: – Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng. – Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến công ty. Xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình – Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của công ty. – Soạn thảo văn bản, trình giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó. – Phát hành, lưu trữ, bảo mật các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an toàn. 2.2 Công tác tổ chức, chế độ chính sách: giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cụ thể là: – Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo luật định và quy chế công ty. – Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty. – Lưu giữ và bổ sung hồ sơ CBCNV kịp thời, chính xác 2.3 Công tác bảo hộ lao động. – Quản lý công tác vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ khu vực văn phòng và công cộng. – Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong toàn công ty theo quy chế – Chăm sóc sức khỏe cho người lao động: khám sức khỏe định kỳ và đột xuất, cấp cứu tai nạn lao động 2.4 Công tác bảo vệ: – Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty. – Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty. – Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự. – Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng các bộ phận duy trì thời gian làm việc. 2.5 Công tác phục vụ: – Làm công tác tạp vụ, vệ sinh trong công ty. – Đảm nhận việc cung cấp các nhu cầu phục vụ công tác văn phòng – Đảm nhận công tác nấu cơm phục vụ bữa ăn công nghiệp 2.6 Công tác khác: Thực hiên các nhiệm vụ khác có tính đột xuất theo lệnh của giám đốc công ty III. QUYỀN HẠN Phòng tổ chức hành chính có quyền tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty.. Tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực công tác tổ chức, hành chính khi được lãnh đạo công ty phê duyệt B. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Trưởng phòng – Phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của phòng đã được phân công trước giám đốc công ty. Kiểm tra, đôn đốc các nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. – Quản lý nhân nhân lực của phòng. Phân công cụ thể nhiệm vụ các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất cho nhân viên của phòng theo lệnh của giám đốc công ty. – Tham gia làm thư ký các hội đồng do công ty thành lập : Tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng , kỷ luật, bảo hộ lao động, khoa học kỹ thuật ….. – Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Tuyển dụng, hợp đồng lao động, bố trí lao động, chấm dứt HĐLĐ. + Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể . + Giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động + Trật tự trị an khu vực, trật tự nội vụ + Khen thưởng, kỷ luật của phòng cũng như công ty + Hồ sơ cán bộ công nhân viên + Xây dựng các văn bản có tính pháp quy, quy chế của công ty + Đối nội, đối ngoại + Cung cấp các nhu yếu phục vụ công tác của lãnh đạo công ty + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc công ty – Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên + Thừa lệnh giám đốc ký tên đóng dấu công ty các loại văn bản đã được giám đốc ủy quyền: giấy giới thiệu khám chũa bệnh, giấy công tác của CBCNV và khách, giấy giới thiệu công tác và các văn bản giải quyết các công việc hành chính khác. + Giải quyết cho nhân viên nghỉ việc riêng 1 ngày 2. Nhân viên tổ chức, hành chính: – Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Bảo hộ lao động, an toàn phòng chống cháy nổ + Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, theo dõi, thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động trong toàn công ty + Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động + Định mức lao động + Đánh máy, văn thư lưu trữ hồ sơ công văn công ty (trừ hồ sơ cá nhân, Bảo hiểm xã hội) + Công tác xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu công ty. + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng. + Thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng hoặc được ủy quyền. – Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên 3. Nhân viên thủ quỹ văn thư: – Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Công tác thủ quỹ tiền mặt công ty + Bảo quản và sử dụng con dấu công ty theo quy chế + Phân phát công văn của công ty và cấp trên + Mua sắm các dung cụ, vật tư văn phòng phẩm phục vụ toàn công ty + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng. – Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên 4. Nhân viên bảo vệ – Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Bảo vệ tài sản công ty và tài sản người lao động trong địa phận công ty. + Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự trị an trong toàn công ty. + Là lực lượng chính trong lực lượng xung kích phòng chống thiên tai hỏa hoạn. + Hướng dẫn, kiểm tra khách và CBCNV khi ra vào cổng. Phối hợp cùng các bộ phận duy trì thời gian làm việc. + Bơm nước lên bể phục vụ sản xuất, vệ sinh của công ty + Bảo quản các dụng cụ phòng chống cháy nổ, thiên tai và tài sản công cộng + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng. Riêng tổ trưởng tổ bảo vệ còm thêm các nhiệm vụ: + Quản lý nhân lực của tổ, lên lịch, đôn đốc các nhân viên thực hiện nhiệm vụ trực bảo vệ. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ trước giám đốc và trưởng phòng + Quản lý nhân lực thực hiện theo luật nghĩa vụ quân sự trong toàn công ty. + Lên kế hoạch dự trù mua sắm các dụng cụ, thiết bị phòng chống cháy nổ thiên tai + Là cán bộ chủ chốt trong lực lượng xung kích phòng chống cháy nổ, thiên tai – Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực trên 5. Tổ trưởng tổ nhà ăn Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Quản lý nhân lực của tổ, lên lịch, đôn đốc các nhân viên thực hiện nhiệm vụ nấu cơm ca. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ trước giám đốc và trưởng phòng + Lên kế hoạch dự trù mua sắm các dụng cụ, thiết bị phục vụ ăn uống cho toàn công ty. + Công khai kinh tế hàng ngày cho cán bộ công nhân công ty được biết. + Phụ trách công tác sổ sách báo ăn hàng ngày của CBCNV công ty + Tiếp phẩm, thanh quyết toán theo định kỳ mà công ty quy định + Phụ việc cho người nấu ăn chính + Tổ chức tổ nhà ăn vệ sinh khu vực nhà ăn theo định kỳ + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng. – Quyền hạn: + Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các lĩnh vực phần hành công việc của mình 6. Nhân viên nấu ăn ca: Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Chế biến thức ăn ngon, hợp vệ sinh, đảm bảo chất và lượng trên cơ sở các nguyên liệu đã được cung cấp. + Chịu trách nhiệm về vệ sinh ăn uống, giờ giấc phục vụ trong ca mình phụ trách. + Phân công, phân việc cho người phụ việc. + Thay thế một số công việc thủ kho khi thủ kho nhà ăn đi vắng + Vệ sinh khu nhà vệ sinh công nhân + Đề nghị, góp ý với tiếp phẩm cung cấp các loại thực phẩm ngon, rẻ, hợp vệ sinh. + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng và tổ trưởng. 7. Nhân viên tạp vụ Chịu trách nhiệm tham mưu, thực hiện các công tác thường xuyên và đột xuất có liên quan đến những việc cụ thể sau: + Tạp vụ, phục vụ lãnh đạo công ty + Mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ công tác hàng ngày và các ngày lễ của công ty + Phục vụ vệ sinh của khu nhà văn phòng làm việc công ty + Phụ việc cho người nấu ăn chính + Các công tác có tính đột xuất khác theo sự chỉ đạo của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng và tổ trưởng. |
Phòng Kế Hoạch – Kỹ Thuật
Chức năng
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật là phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội; hoạt động theo quy định của pháp luật và qui định của Công ty. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu phát triển của Công ty; công tác kế hoạch đầu tư và xây dựng theo qui định; công tác kỹ thuật hệ thống cấp nước do Công ty quản lý nhằm đảm bảo độ tin cậy của hệ thống cấp nước theo qui định.
Nhiệm vụ
- Công tác kế hoạch
- Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp để xây dựng kế hoạch chiến lược, sử dụng các nguồn lực; lập kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn, giải phát phát triền thị trường; dự thảo các quyết định, qui định, chỉ thị, chương trình và các văn bản khác; biện pháp tổ chức thực hiện và đề xuất cơ chế quản lý công tác kế hoạch, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của Công ty;
- Xây dựng, trình ban hành kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các đơn vị; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất thanh toán cho các đơn vị theo qui định;
- Tổng hợp, phân tích; lập báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng của các đơn vị và Công ty định kỳ (tháng, quí, năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
- Thu thập, tổng hợp tư liệu, tài liệu các chương trình phát triển kinh tế -xã hội của Thành phố, quận, huyện; các chủ đầu tư dự án có nhu cầu dùng nước để xây dựng chương trình, kế hoạch cấp nước đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Phối hợp với Phòng Tài chính- Kế toán để xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty;
- Lập báo cáo thống kê theo qui định;
- Nghiên cứu, tổng hợp; lập kế hoạch đầu tư và xây dựng; báo cáo đề xuất bố trí kế hoạch vốn đầu tư; chủ trì tổng hợp, lập báo cáo chủ trương, phương án đầu tư; báo cáo thẩm định dự án đầu tư; đề xuất hình thức tổ chức quản lý và thực hiện; giám sát, đánh giá đầu tư theo qui định;
- Nghiên cứu, báo cáo đề xuất các phương án và kế hoạch liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển của Công ty;
- Soạn thảo, trình các hợp đồng kinh tế; quản lý, theo dõi thực hiện, thanh quyết toán, thanh lý các hợp đồng kinh tế theo qui định.
- Công tác quản lý kỹ thuật
2.1. Quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước
- Xây dựng phương án, kế hoạch; qui trình vận hành, bảo dưỡng, phòng ngừa của các trạm sản xuất nước, mạng lưới cấp nước; đảm bảo an toàn, giảm thiểu các rủi ro; giảm các chi phí nhằm đạt hiệu quả cao nhất; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch được duyệt;
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất biện pháp, giải pháp thực hiện cấp nước an toàn; đôn đốc, giám sát và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn của Công ty;
- Quản lý hiện trạng, thông số kỹ thuật hệ thống cấp nước do Công ty quản lý và các thông tin về cấp nước thuộc địa bàn Công ty quản lý. Theo dõi, thiết lập hệ thống quản lý, lưu trữ các loại bản vẽ hoàn công công trình; hồ sơ tài liệu, số liệu kỹ thuật liên quan đến hệ thống cấp nước của Công ty;
- Rà soát, tổng hợp các dữ liệu, cập nhật các thông tin liên quan để từng bước hệ thống hóa hệ thống cấp nước phù hợp với qui định hiện hành của Nhà nước. Xây dựng các qui định quản lý chất lượng công trình cấp nước để ban hành và thực hiện trong Công ty;
- Nghiên cứu, báo cáo đề xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường để tổ chức thực hiện trong Công ty; tập hợp báo cáo sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đề xuất biểu dương khen thưởng;
- Chủ trì rà soát, kiểm tra trình duyệt các phương án kỹ thuật cấp nước và tổ chức thực hiện; chủ trì kiểm tra, rà soát hồ sơ kỹ thuật cấp nước và tiếp nhận bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo qui định;
- Thỏa thuận cấp nước; thỏa thuận hồ sơ kỹ thuật cấp nước;
- Báo cáo thẩm định thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình theo đúng qui định của pháp luật và chế độ chính sách của Nhà Nước về quản lý đầu tư xây dựng;
- Trình duyệt thiết kế, dự toán, quyết toán; giám sát nghiệm thu các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo mạng lưới, bảo dưỡng, thay thế đồng hồ đo nước, bảo dưỡng cơ điện, phương tiện xe, máy…;
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất biện pháp, giải pháp chống thât thoát thất thu sản phẩm nước sạch; triển khai, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch chống thất thu thất thoát nước sạch của Công ty;
- Xây dựng định mức tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, phân cấp quản lý kỹ thuật; quản lý sửa chữa máy móc, thiết bị, hệ thống mạng lưới cấp nước đối với các đơn vị trong Công ty để thực hiện;
- Phối hợp nghiên cứu, đề xuất ứng dụng loại vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, phục vụ cho công tác sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Kiểm định chất lượng vật tư, hàng hoá trước khi nhập kho.
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung các tư liệu, tài liệu; chế độ chính sách của Nhà nước để kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực lập thiết kế, dự toán các công trình do Công ty thực hiện;
- Tổng hợp, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý các thông tin liên quan đến kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông phân phối của các đơn vị và Công ty.
2.2. Quản lý kỹ thuật các lĩnh vực khác
- Thiết lập, đề xuất ứng dụng và quản lý hệ thống thông tin, tin học trong toàn Công ty. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng; kiểm tra, giám sát kỹ thuật việc sử dụng máy tính, các chương trình phần mềm cùng các thiết bị hỗ trợ hệ thống mạng tin học trong toàn Công ty.
- Báo cáo đề xuất việc quản lý, sử dụng các máy móc, thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty;
- Quản lý kỹ thuật các lĩnh vực khác: máy móc thiết bị, vật tư…
2.3. Quản lý công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão
- Chủ trì lập kế hoạch BHLĐ của Công ty và tổ chức thực hiện; đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch BHLĐ của các đơn vị và Công ty;
- Nghiên cứu, cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão đối với các trạm sản xuất nước, các đơn vị trên cơ sở quy định của Nhà nước, Công ty;
- Chủ trì cùng các đơn vị, phòng ban chức năng, cơ quan hữu quan điều tra các vụ tai nạn lao động;
2.4. Kiểm định, sửa chữa, bảo dưỡng đồng hồ
- Tổ chức kiểm định ban đầu, định kỳ, bất thường các loại đồng hồ nước lạnh
đường kính từ 15-25m, cấp A,B,C theo qui định;
3. Thực hiện một số công việc khác được Công ty giao.